Spa là ngành đặc thù tương đối nhạy cảm. Vậy không có chứng chỉ y khoa có được mở spa kinh doanh hay không? Có gặp vấn đề rắc rối về giấy phép không?
Tham khảo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP những ngành nghề sau không cần phải đăng ký kinh doanh:
“a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Như vậy, spa là nganh nghề bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 3 Mục I Thông tư 11/2001/TT- BYT thì: “Các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ, săn sóc da mặt, tẩm quất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này”. Chính vì vậy, nếu spa của bạn chỉ cung cấp các dịch vụ chăm sóc da mặt cơ bản thì không cần phải làm theo quy định tại Thông tư 11/2001/TT- BYT mà chỉ cần đăng ký kinh doanh theo thủ tục thông thường. Tuy nhiên, nếu spa bạn có dịch vụ phẩu thuật thẩm mỹ thì phải đáp ứng điều kiện của Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014.
Do đó, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của spa của bạn phải không thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn đặt spa sẽ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh của bạn.
Như vậy, nếu spa của bạn chỉ thực hiện dịch vụ làm tóc và chăm sóc da mặt thông thường mà không có dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thì chỉ cần tiến hành các hoạt động đăng ký kinh doanh thông thường như sau:
Một doanh nghiệp được được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014):
“a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí”.
Còn nếu spa của bạn ngoài dịch vụ làm tóc và chăm sóc da mặt thông thường còn thực hiện cả dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thì ngoài thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường. Ngoài ra, bạn còn phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.