Muốn buôn bán thì phải có phần vốn nhất định để đầu tư, duy trì và dự phòng. Vậy chuẩn bị bao nhiêu vốn kinh doanh mỹ phẩm là đủ? Nếu bị giam vốn thì sao?
Muốn làm giàu thì phải kinh doanh. Song, việc này không đơn giản chút nào, nhất là với ngành nghề lợi nhuận tốt nhưng cạnh tranh cũng rất cao như mỹ phẩm. Trước hết, bạn phải có một số tiền kha khá để đầu tư ban đầu và duy trì xuyên suốt quá trình vận hành.
Để có mặt bằng đẹp tại các con phố đông người và phải đặt cọc ban đầu từ 3 - 6 tháng thì số tiền bạn phải bỏ ra không thể dưới 100 triệu (ở các thành phố). Muốn tiết kiệm hơn thì phải chuyển vào đường nhỏ, hẻm nhỏ, nhưng bù lại phải chi thêm tiền marketing để kéo khách.
Đã kinh doanh mỹ phẩm thì chắc chắn phải tạo ra không gian nội thất thật đẹp để làm nổi bật sản phẩm. Với các chủ spa thì cần phải chú trọng hơn nữa. Để giữ an ninh thì bạn nên lắp thêm hệ thống camera.
Bảo vệ, lễ tân, nhân viên bán hàng, kỹ thuật viên, kế toán, marketing và rất nhiều vị trí khác cần tuyển để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, thu về lợi nhuận. Buôn bán có tháng lỗ tháng lời, nhưng bạn vẫn phải trả mức lương cố định và các khoảng thưởng theo luật lao động cho nhân viên.
Nhập hàng về để bán là chuyện đương nhiên, nhưng bạn còn phải lo thêm về kho bãi và vận chuyện để bảo quản nữa. Trường hợp hàng tồn thì càng đáng sợ, vốn không xoay được nhưng phải duy trì kho để hàng không biến chất, và nhập thêm hàng mới giữ chân khách. Vận hành spa thì phải bỏ khoản tiền lớn cho các máy móc, công nghệ. Nếu spa bạn không cập nhất các liệu trình hiện đại theo thị hiếu thì sẽ dần mất khách.
Thời đại công nghệ phát triển nhanh này, không cập nhật digital marketing thì chỉ có nước đi lùi. Thuê đội ngũ nhân viên marketing thì tốn một phân, nhưng chi phí cho các quảng cáo, các chương trình khuyến mãi thì còn "ngốn" nhiều hơn gấp bội. Nhiều shop mỹ phẩm và spa đang phải chịu cảnh không chạy quảng cáo thì không có khách, hoặc thậm chí lợi nhuận còn thua xa khoản tiền bỏ ra để pr.
Tham khảo bài viết "Bí quyết để sản phẩm của bạn được pr toàn quốc với giá 0 đồng!" tại đây.
Kinh doanh khi nào cũng có rủi ro, nhất là các bạn mới khởi nghiệp. Không có lượng khách quen (trừ người thân và bạn bè nhé), nếu không tạo được tiếng vang gây tò mò thì lượng khách mới đến cũng rất thấp. Song, mặt bằng, lương nhân viên,... vẫn phải trả. Bạn cần có số tiền dự phòng nhất định để trang trải, tránh trường hợp "phá sản". Kể cả khi cửa hàng và spa đã đi vào quỹ đạo lơ là, bạn cũng không được lơ là, có vô vàn lí do khách quan có thể tấn công doanh nghiệp của bạn bất cứ lúc nào, đại dịch COVID-19 hiện nay là ví dụ điển hình.
Như đã đề cập ở trên, vốn ban đầu và khoản tiền duy trì cửa hàng mỹ phẩm hay spa là không nhỏ. Nếu không bán được hàng, không có khách đến spa thì chắc chắn sẽ là một khủng hoảng cực lớn. Hàng lâu ngày tốn kho bãi, hạn sử dụng thì đến gần. Quá cận date khách sẽ không mua nữa. Hàng cũng có thể hết hot, lỗi thời so với các mẫu mã mới hoặc không phù hợp với khí hậu. Spa vắng khách thì còn chán nản hơn. Tiền duy trì mặt bằng, điện nước, kỹ thuật viên thì vẫn phải chi ra, trong khi khoản vốn cực lớn ở các máy móc lại không thu về được. Thị trường ngày càng đổi thay, công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng lại yêu thích mới mẻ. Công nghệ cũ sẽ không thể thu hút được họ nữa, đòi hỏi bạn phải đổi mới liệu trình nhưng kinh tế lại không cho phép.
Đọc thêm về rủi ro do hàng tồn tại đây.
Đừng để những khó khăn trên "giam chân" bạn, hãy đến HapOwner để nhận được sự giúp đỡ hiệu quả và tận tâm nhất. Với những cảm thông sâu sắc cho các thử thách trên, chúng tôi đã nghiên cứu và cho ra hình thức Kết nhóm - Ghép đơn, gộp đơn hàng nhỏ mang lại lợi ích lớn.
Trên đây là những thông tin của HapOwner về vốn kinh doanh mỹ phẩm. Hi vọng bạn có thể đọc kỹ, cân nhắc tình hình của bản thân để chọn được thời điểm bắt đầu hoặc quy mô phù hợp để phát triển bền vững và dài lâu. Hãy để HapOwner cùng bạn vượt qua những khó khăn ban đầu và cùng phát triển về sau nhé!